HỢP TÁC TRIỂN KHAI DỰ ÁN E-EVENT
Chủ đề của dự án Trường Đại học Uppsala dự định thực hiện là cung cấp việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, ưu tiên cho Việt Nam. Trường Uppsala đã hợp tác với Đại học Kỹ thuật hoàng gia ở Thụy Điển, Đại học Valencia ở Tây Ban Nha và Đại học Groningen ở Hà Lan để giúp dự án được triển khai tốt nhất. Tại Việt Nam, các đối tác được lựa chọn trong khuôn khổ mục đích dự án, bao gồm: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp HCM, Đại học Công nghệ tp HCM.
Các hoạt động dự kiến như sau:
1. Một nghiên cứu theo dõi được xây dựng bởi tất cả các đối tác và triển khai tại các trường đại học đối tác tại Việt Nam. Bộ Lao động tham gia với việc cung cấp thông tin từ các nhà tuyển dụng. Thông tin của nghiên cứu này được sử dụng để cung cấp cho các nhà xây dựng chương trình học phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Ngoài ra, xuyên suốt dự án, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đối tác sẽ tổ chức một buổi hội thảo tại Việt Nam, cho phép đại học ở Việt Nam triển khai mô hình nghiên cứu này. Bản nghiên cứu cần có chỉ số chính xác để các đối tác, các trường đại học sau này có thể áp dụng, và có thể cung cấp thông tin ở cấp quốc gia. HƯớng tiếp cận này sẽ đạt được cả số lượng và số lượng.
2. Xây dựng trung tâm hướng nghiệp tại các trường đại học đối tác, hoặc tăng cường các trung tâm sẵn có. Dự án sẽ hỗ trợ mức lương cho một nhà tư vấn để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp. Các đối tác cần giúp sinh viên phát triển kĩ năng mềm để họ có thể tiếp cận thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Trung tâm định hướng nghề nghiệp sẽ tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề hợp tác, giao tiếp kinh doanh… Trung tâm này sẽ là nơi gặp gỡ của sinh viên và các doanh nghiệp, xúc tiến bởi hội cựu sinh viên. Trường có kinh nghiệm cần chia sẻ cho các đối tác. Chúng tôi bảo đảm cho các đối tác Việt Nam kinh phí để triển khai các trung tâm hướng nghiệp khi kết thúc dự án.
3. Xây dựng các ấn phẩm tài liệu, thông tin với sự giúp đỡ của chuyên gia về thị trường lao động tại Việt Nam. Trung tâm hướng nghiệp sẽ quản lý xây dựng các ấn phẩm này.
4. Cổng thông tin dữ liệu. Các đối tác Châu Âu và Việt Nam sẽ thiết kế một cổng thông tin trực tuyến, tài liệu thu thập từ các trung tâm hướng nghiệp sẽ được cung cấp đến sinh viên ở các trường đối tác. Chúng tôi cũng sẽ tạo ra chức năng phụ để sinh viên có thể cung cấp thông tin, dữ liệu, vì vậy, vấn đề thu thập thông tin được mở rộng hơn bản nghiên cứu ban đầu.
5. Hội thảo doanh nghiệp. Tất cả đối tác Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia buổi hội thảo về vấn đề phát triển tư duy kinh doanh. Hoạt động này có sự tham gia của các giáo sư tại trường đối tác để thảo luận về nhu cầu mở ra một khóa học cho sinh viên đi làm nhà nước hoặc tư nhân mà muốn phát triển tư duy kinh doanh.
Các tin đã đưa:
» Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tham gia khóa đào tạo thuộc Dự án đa dạng hóa chuỗi giá trị cung cấp bán dẫn của Hoa Kỳ (20/12/2024)
» HaUI mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo với các trường đại học Liên bang Nga (14/12/2024)
» Công ty Ani Vina trao tài trợ hệ thống tự động hóa tích hợp robot cho Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (13/12/2024)
» Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đón tiếp đoàn lãnh đạo trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Chí, Đài Loan (13/12/2024)
» HaUI – Steinbeis: Bước tiến mới trong quốc tế hoá giáo dục (02/12/2024)
» Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Tăng cường lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp" vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam (15/02/2018)
» Khai trương Trung tâm Tiếng Hàn tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (19/01/2018)
» Thông tin kỳ thi tay nghề cấp Thành phố năm 2018 (09/01/2018)
» Thông tin kỳ thi tay nghề cấp Bộ năm 2018 (25/12/2017)
» Tiếp đoàn công tác Tỉnh Saitama Nhật Bản đến thăm, làm việc và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (09/11/2017)