Ngày 26/06/2018, Chương trình "Chuyên gia của bạn" với chủ đề "Kỳ đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản - Khẳng định thương hiệu người học nghề" được tổ chức tại đài truyền hình VOV. TS. Nguyễn Văn Thành - Giám đốc TT Hợp tác doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã tham dự và chia sẻ.
Tham dự chương trình, chuyên gia Nhật bản Uchino Tomohiri, Chuyên gia JICA về hệ thống dạy nghề - làm việc tại Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc TT Hợp tác doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Trích nội dung chương trình:
Dẫn chương trình (DCT): Thưa ông Uchino, nhân lực có kỹ năng nghề giữ vai trò và vị trí quan trọng như thế nào đối với các quốc gia?
Chuyên gia Uchino: Lao động có kỹ năng là nguồn lao động có kiến thức và kỹ năng cao, góp phần làm ra các sản phẩm có chất lượng cao trong các ngành sản xuất. Bồi dưỡng được nhiều nhân lực có kỹ năng xuất sắc là một điều hết sức quan trọng với doanh nghiệp và cả xã hội. Để có thể cung cấp được dịch vụ và sản phẩm có giá trị gia tăng lớn thì cần có nhân lực có kỹ năng ở trình độ cao và nếu gia tăng số lượng nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và xã hôi, quốc gia.
DCT: Thưa ông Uchino,tại Nhật Bản có bao nhiêu ngành đánh giá? Ở Nhật Bản có bao nhiêu người tham gia vào kỳ đánh giá kỹ năng nghề ?
Chuyên gia Uchino: Đánh giá kỹ năng nghề là một chương trình đánh giá được kỹ năng cho từng cá nhân, đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Hiện tại,đánh giá kỹ năng nghề do Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công nhận và thực hiện với 128 nghề. Mỗi năm ở Nhật có 760.000 lượt thí sinh tham dự đánh giá kỹ năng nghề. Từ năm 1959 đến nay đã có tổng cộng 15.000.300 người tham gia đánh giá và khoảng 6.320.000 lượt người đã vượt qua kỳ đánh giá. Tại Nhật Bản, việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề và xem xét quyền lợi cho người lao động được thực hiện hàng tháng.
DCT: Thưa ông Thành, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong 08 trường được chuyển giao và tiếp nhận mô hình đánh giá kỹ năng nghề dựa trên tiêu chuẩn nghề và phương pháp chẩm điểm theo hệ thống đánh giá kỹ năng nghề Nhật Bản. Ông có chia sẻ gì?
TS. Nguyễn Văn Thành: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tiếp nhận và thực hiện mô hình đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản với 03 nghề: Phay vạn năng, Tiện vạn năng và Đo kiểm cơ khí. Ngoài ra, Trường cử giáo viên tham dự là thí sinh, giám khảo tham dự nghề Điều khiển tuần tự. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội xác định là trách nhiệm của Nhà Trường khi tham gia các chương trình hợp tác với Jica để phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề của Nhà Trường,
DCT: Thưa ông Thành, các Trường tại Việt Nam, khi tiếp nhận sự chuyển giao theo tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ phải trải qua giám sát chặt chẽ như thế nào của chuyên gia Nhật Bản?
TS.Nguyễn Văn Thành: Trường ĐHCNHN, ban đầu không tránh khỏi khó khăn nhất định về việc chuẩn bị trang thiết bị, đội ngũ chuyên gia, công tác tập huấn đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá của Nhật Bản rất khắt khe, đòi hỏi chuẩn xác về chuyên môn kỹ thuật, thái độ làm việc nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Các chuyên gia của Trường là cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, được chuyển giao bài bàn, tập huấn phương pháp, quy trình, trực tiếp trải nghiệm thông qua kỳ đánh giá với vài trò là thí sinh hoặc đánh giá viên. Năm 2014, Nhà Trường đã thành lập một đơn vị chuyên trách, là đầu mối phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chuyên gia Nhật Bản để triển khai hoạt động tại Trường và bên ngoài.
DTC: Thưa ông Thành, tại Việt Nam thường có tâm lý sợ không minh bạch trong thi cử, vậy kỳ đánh giá này sẽ được kiểm soát như thế nào để đảm bảo tính minh bạch.
TS. Nguyễn Văn Thành: Tại mỗi kỳ đánh giá, trong quá trình triển khai đều có các chuyên gia Nhật tham gia đánh giá, giám sát. Toàn bộ quy trình, tài liệu hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, bảo mật. Ngoài ra trong quá trình tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, các cá nhân tổ chức tham gia đánh giá có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, ban giám khảo, tổ giám sát với cơ quan quản lý cấp trên. Các thành viên trong tiểu ban ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ độc lập với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, chịu trách nhiệm trước quốc gia, đây là căn cứ để thí sinh tham gia yên tâm, đảm báo kỳ đánh giá minh bạch, khách quan.
DTC: Thưa ông Thành, hiện tại có nhiều doanh nghiệp tham gia kỳ đánh giá không ? Các nhận tham gia kỳ đánh giá có phải trả các khoản chi phí không?
TS. Nguyễn Văn Thành: Số lượng doanh nghiệp tham dự kỳ đánh giá còn hạn chế. Nguyên nhân đầu tiên là do tâm lý người lao động, còn ngại tham gia, do chưa có sức ép cụ thể. Thứ hai, do chủ sở hữu người lao động cũng chưa quan tâm tới hoạt động đánh giá kỹ năng nghề. Đối với việc tham gia đánh giá, thí sinh cũng cần phải trả phí tuỳ theo từng nghề cụ thể.
*****
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – Jica, là cơ quan đại diện cho chính phủ Nhật Bản thực hiện hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho các nước đang phát triển. Cụ thể, Jica hỗ trợ lĩnh vực dạy nghề, hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong việc giới thiệu những giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề bất cập trong kỹ năng. Các giải pháp của Jica tập trung vào giải quyết chất lượng đạo tạo và xây dựng hệ thống hỗ trợ việc làm cho một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, Jica đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2017 qua ba giai đoạn. Dự án này giúp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nhân rộng mô hinh đào tạo kỹ thuật viên cho 3 nghề Cơ khí, Điện, Điện tử. Bên cạnh đó để khuyến khích quá trình học tập suốt đời và nâng cao vị thế xã hội của người lao động, Jica hỗ trợ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng có tham khảo tiêu chuẩn Nhật Bản thông qua việc phái cử các chuyên gia làm việc tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp kể từ năm 2010 đến nay. Hiện tại các kỳ đánh giá kỹ năng nghề được Tổng cục day nghề tổ chức thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động tham gia để khẳng định tay nghề. Tổng số thí sinh đã tham gia đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam là 364 người, số đạt là 171 người chiếm 47%.
Các tin đã đưa:
» Tiếp đón Trường Cao đẳng nghề Yên Đài, Trung Quốc và Công ty Linca Vũ Hán (06/11/2024)
» HaUI đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng Hàn Quốc (04/11/2024)
» Đón tiếp Đại diện Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, Trung Quốc (01/11/2024)
» Ấn tượng về HaUI trong trái tim lưu học sinh Mozambique (01/11/2024)
» Mô hình hợp tác “Nhà trường - Nhà trường - Doanh nghiệp” mang đến cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên HaUI (01/11/2024)
» Chương trình liên kết đào tạo 2+2 cấp bằng kép chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc (19/06/2018)
» QUÁ TRÌNH HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KỸ THUẬT QUẢNG TÂY – TRUNG QUỐC (GXUST) (19/06/2018)
» Tập đoàn Phoenix Contact, Cộng hòa Liên bang Đức đến thăm và làm việc với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (26/05/2018)
» Giới thiệu chương trình liên kết đào tạo kỹ sư trình độ cao giữa Công ty TNHH Nissan Automotive Technology Việt Nam và Công ty Pasona Tech Việt Nam với Đại học Công nghiệp Hà Nội (17/05/2018)
» Hội thảo của dự án EU-Event (Eramus) tại Đại học Valencia – Tây Ban Nha (16/05/2018)